Mô hình Ponzi là gì? Nếu từng vô tình tham gia vào các dự án đa cấp, đầu tư siêu lợi nhuận, bạn hẳn từng nghe đến khái niệm tam giác Ponzi. Không ít nhà đầu tư đã vướng vào cạm bẫy lừa đảo tinh vi trước hứa hẹn lợi nhuận siêu hấp dẫn, kiếm tiền không mất sức. Tuy vậy, họ lại không biết rằng đã vô tình tham gia vào mô hình tam giác lừa đảo. Đến một thời điểm tích lũy đủ vốn, những kẻ đứng sau dễ dàng biến mất cùng toàn bộ số tiền đó.
Mô hình Ponzi là gì?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu mô hình Ponzi là gì nhé. Ponzi là kiểu mô hình lừa đảo thu hút người tham gia góp vốn theo nhiều hình thức đầu tư. Đối với mô hình tam giác Ponzi nhà đầu tư đã góp tiền sau luôn phải trả tiền cho những từ tham gia trước.
Ponzi khiến người tham gia tin rằng lợi nhuận họ nhận được đến hoạt động kinh doanh, đầu tư. Thế nhưng, thực chất đó là nguồn tiền đến từ chính các nhà đầu tư khác cùng tham gia vào mô hình.
Mặt khác, chẳng thể thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh hợp pháp nào nhưng những kẻ đứng sau mô hình này lại rất biết cách duy trì ảo tưởng của người tham gia. Viễn cảnh về một doanh nghiệp phát triển bền vững, chuyên nghiệp được vẽ ra một cách đầy hào nhoáng. Khiến nhà đầu tư tin rằng chỉ cần đổ tiền vào là sẽ thu lời.
Nếu đã phải nắm vững định nghĩa mô hình Ponzi là gì, bạn hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về lịch sử khởi phát của mô hình này trong phần dưới đây.
Lịch sử khởi phát của mô hình tam giác Ponzi
Mô hình Ponzi là gì? Hình thức lừa đảo theo mô hình hình tam giác Ponzi đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIX. Theo đó, giai đoạn từ năm 1869 – 1880, tại Đức và Mỹ đã ghi nhận hàng loạt vụ lừa đảo với hình thức đầu tư siêu lợi nhuận.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến phi vụ Ladies ‘Deposit tại Mỹ vào năm 1880. Cụ thể những kẻ đến sau dự án này đã đưa đến mức lãi suất hấp dẫn lên đến 8%/tháng cho đối tượng khách hàng nữ tham gia đầu tư. Kẻ đứng sau phi vụ lừa đảo này là Sarah Howe. Sau đó, Howe đã phải chịu mức án tù 3 năm.
Mô hình lừa đảo Ponzi cũng từng chuyện trong 2 cuốn tiểu thuyết Martin Chuzzlewit và Little Dorrit. Trong đó, cuốn tiểu thuyết Martin Chuzzlewit của Charles Dickens thậm chí từng chuyển thể thành phim, phác họa vô cùng thành công nhân vật đứng sau hàng loạt phi vụ lừa đảo khét tiếng. Sau này, Charles Ponzi chính là người hiện thực hóa bộ tiểu thuyết này với phi vụ lừa tiền của số lượng lớn nhà đầu tư tại Mỹ vào những năm 1920.
Bằng nhiều mánh khóe tinh vi, Charles Ponzi đã thu về số tiền khổng lồ từ nhóm nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin. Ban đầu, Charles tiến hành thu lời dựa trên sự chênh lệch giá tem thư. Tuy nhiên sau đó, kẻ lừa đảo này sớm hiện nguyên hình khi ra sức thu gom tiền của nhà đầu cho chính hắn và nhóm nhà đầu tư tham gia trước đó.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, dịch vụ bưu chính trên toàn cầu thực sự phát triển. Lúc bấy giờ, nếu muốn trao đổi thư từ phải sử dụng dụng của các công ty bưu chính. Khi gửi thư cho ai đó, khách hàng đều phải trả trước phí dịch vụ cho công ty bưu chính. Còn về phía người nhận thư, họ có thể mang phiếu giảm giá đến bưu điện để nhận thư hoặc trả lời thư.
Giá tem thư tại một số quốc gia thường có sự chênh lệch nhất định. Lợi dụng điều này, Charles Ponzi bắt đầu mở hàng loạt đại lý thu mua phiếu giảm giá. Tiếp đó, hắn ta sử dụng chính số tem phiếu này để đổi lấy tem thư tại những nơi có giá bán đắt hơn. Kiểu mua bán này thời bấy giờ được xếp vào nhóm giao dịch không hợp pháp.
Chưa dừng lại ở đó, Ponzi tiếp tục sử dụng danh nghĩa công ty thành lập trước đó để kêu gọi vốn của nhà đầu tư. Hắn cam kết với nhà đầu tư lợi nhuận chắc chắn đạt 50% chỉ trong 45 ngày, và đến ngày thứ 90 lợi nhuận thậm chí còn tăng lên 100%. Vốn khá thành công trong lĩnh vực kinh doanh tem thư nên rất nhiều nhà đầu tư không mảy may nghi ngờ tham gia góp vốn ngay.
Thế nhưng, Charles Ponzi lại không hề dùng số tiền huy động được để đầu tư vào bất cứ đâu. Thay vào đó, ông ta chỉ chi trả tiền lãi cho người góp vốn trước đó, số còn lại thì chiếm đoạt hết. Cuối cùng mô hình này cũng sụp đổ, các cuộc điều tra sau đó liên tiếp nhắm vào công ty của Charles Ponzi.
Đặc điểm nhận biết của mô hình Ponzi
Bạn hiểu rõ hơn bản chất mô hình Ponzi là gì khi tìm hiểu đặc điểm nhận biết của mô hình này.
Hứa hẹn lợi nhuận cao ít rủi ro
Khi mời chào người tham gia, những kẻ được sau mô hình thường đưa ra mức lợi nhuận siêu hấp dẫn, đầu tư không rủi ro. Có nghĩa nhà đầu tư chỉ cần góp vốn là chắc chắn có lời. Thậm chí lãi suất hứa hẹn có thể lên tới cả trăm phần trăm.
Chu kỳ lại có thể kéo dài trong một năm, một tháng hoặc thậm chí một ngày. Khi mới tham gia, nhà đầu tư sẽ được trả lãi rất đúng hẹn, tiền lãi không thiếu một xu. Người hám lời khi đã nhận được tiền lãi lại càng có xu hướng đổ vốn vào nhiều hơn.
Tuy nhiên chiêu thức trên chỉ duy trì trong thời gian đầu nhắm “lùa gà” là nhóm đối tượng nhà đầu tư thiếu hiểu biết. Không sớm thì muộn mô hình sẽ sụp đổ vì không thể duy trì trả lãi cao cho mọi nhà đầu tư.
Lợi nhuận luôn ổn định bất biến động thị trường
Mô hình Ponzi không chỉ đưa ra mức lãi suất cao mà còn hứa hẹn với người tham gia mức lợi nhuận ổn định bất chính thị trường. Nếu đủ tỉnh táo phán đoán suy xét, bạn dễ nhận thấy đây chỉ là kiểu cam kết viển vông. Vì khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực hay loại hình tài sản nào, người tham gia luôn phải chấp nhận với rủi ro từ biến động thị trường.
Mặc dù cam kết lợi nhuận ổn định nhưng hầu hết người tham gia góp vốn lại không hề biết chính xác mình đang đầu tư vào cái gì. Đến khi phát hiện đã bị lừa thì mọi thứ đã không thể cứu vãn. Do đó, nếu tìm hiểu mô hình Ponzi là gì, bạn hãy ghi nhớ đặc điểm này để không bị mắc bẫy.
Hoa hồng giới thiệu thành viên hấp dẫn
Muốn duy trì hoạt động, trả lãi đều đặn cho người tham gia trước bắt buộc đội ngũ đứng sau mô hình phải thu hút thêm càng nhiều thành viên càng tốt. Tuy nhiên, phần lớn kẻ đứng sau sẽ không hề trực tiếp mời gọi người mới đầu tư vào mô hình. Mà thay vào đó, chúng thường áp dụng mức thưởng hoa hồng siêu hấp dẫn cho những ai giới thiệu thêm người thân bạn bè cùng tham gia.
Không ít người sớm phát hiện mình đã bị lừa nhưng vẫn tiếp tục mồi chài người khác. Vì đây cách duy nhất để họ thu hồi vốn đã đầu tư vào hệ thống lừa đảo này.
Sản phẩm, ngành nghề kinh doanh không rõ ràng
Phần lớn dự án hoạt động theo kiểu lừa đảo Ponzi đều chỉ cung cấp thông tin mơ hồ về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Loại hình đầu tư phổ biến mà kiểu lừa đảo này áp dụng là cổ phiếu, coin, Forex, loại hình sản phẩm kinh doanh siêu lợi nhuận,.. Nói chung, chúng đều là loại hình đầu tư kinh doanh mới, khó hiểu nhưng lợi nhuận ha hẹn lại siêu khủng, không yêu cầu kinh nghiệm của người tham gia.
Vì vậy đối với một loại hình đầu tư kinh doanh mới, bạn cần tìm hiểu cặn kẽ trước khi góp vốn tham gia. Thời buổi “mỗi mét vuông 5-7 thằng lừa đảo” như hiện nay thì việc xem cẩn trọng chưa bao giờ là thừa.
Người tham gia khó rút lui khỏi mô hình
Sở mô hình Ponzi có thể phát triển mạnh là bởi đội ngũ điều hành đứng sau rất biết ràng buộc lợi ích của nhóm nhà đầu tư tham gia trước. Không khó để người ta biết mình đã bị lừa nhưng để dứt ra khỏi hệ thống lừa đảo đó lại không hề dễ. Bởi đơn giản số vốn họ bỏ ra chưa thể thu hồi. Vậy nên, không ít người chọn cách ở lại và tiếp tục lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.
Hoạt động chui không được cấp phép bởi các cơ quan quản lý
Từ định nghĩa mô hình Ponzi là, bạn hẳn đã hiểu rằng nó thực chất chỉ là một hệ thống được lập ra với mục đích lừa tiền. Vì thế, phần lớn các dự án đều hoạt động chui, lẩn tránh sự quản lý của cơ quan quản lý.
Giấy phép hoạt động nếu có thông tin đến khách hàng thì cũng chỉ mang tính chung chung khó kiểm chứng. Kiểu như chứng nhận hoạt động cấp bởi cơ quan quản lý nước nhưng thực chất lại chẳng có hiệu lực gì tại Việt Nam.
Có nên mạo hiểm tham gia mô hình Ponzi không?
Xét trên lý thuyết, không một mô hình đầu tư kinh doanh như Ponzi nào có thể tồn tại mãi. Chắc chắn sớm hay muộn chúng đều bị sụp đổ, thiệt hại với nhà đầu tư là tất yếu đặc biệt với người tham gia sau. Không ít người dù sớm nhận ra hình thức lừa đảo tinh vi này nhưng vẫn cố tình tham gia. Có lẽ họ cho rằng mình thuộc nhóm người đầu tiên đầu nên vẫn có khả năng thu lời lớn.
Đúng là khi trở thành một phần của hệ thống Ponzi, bạn càng mời gọi thêm nhiều người tham gia thì lợi nhuận bạn nhận được lại càng lớn. Tuy vậy, chẳng ai trong số người tham gia biết được khi nào mô hình sẽ sụp đổ.
Những kẻ đứng sau dễ dàng biết mất bất kỳ khi nào cùng toàn bộ số tiền nhà đầu tư đã bỏ vào. Hơn nữa trong trường hợp kẻ đứng sau có bị truy lùng ra đi chăng nữa thì phần lớn nhà đầu tư đều rất khó thu hồi toàn bộ vốn. Bởi một phần tiền đã được sử dụng để trả lãi cho thành viên tham gia trước đó.
Biến động bất thường của nền kinh tế nói chung cũng là một tác nhân đẩy nhanh quá trình sụp đổ của các mô hình Ponzi. Vì khi kinh tế gặp phải khủng hoảng, phần lớn mọi người thường lựa chọn rút tiền về. Từ đó dẫn đến việc những dự án hoạt động theo kiểu Ponzi khó thu hút thêm người đầu tư.
Tóm lại, theo ý của Coindiebtu thì bạn không nên mạo hiểm tham gia vào bất kỳ một mô hình Ponzi nào. Từ phần đề cập định nghĩa mô hình Ponzi là gì, chúng tôi đã phân tích rõ rủi ro đối với nhà đầu tư nếu quyết định thử sức với canh bạc Ponzi. Lợi nhuận nó mang về không hề bền vững.
Tiền điện tử có phải mô hình Ponzi không?
Mô hình Ponzi là gì? Sau sự thành công của đồng Bitcoin, hàng ngàn dự án tiền điện tử mới đã ra đời. Tiền điện tử nói chung cũng chỉ đóng vai trò như một phương tiện thanh toán. Nó có tính ẩn danh, khó bị kiểm soát, tốc độ luân chuyển nhanh.
Bản chất của những loại tiền điện tử có chỗ đứng trên thị trường như Bitcoin hay Ethereum không phải là kiểu mô hình Ponzi. Chúng tương tự như một loại tiền tệ hoạt động trên môi trường internet. Ngoài ra, người ta còn đầu tư tích trữ nhằm hưởng chênh lệch. Biến động của tiền điện tử luôn lớn hơn nhiều loại hình tài sản khác. Chúng giúp nhà đầu tư thu về khoản lợi nhuận lớn nếu đoán định đúng xu hướng.
Tuy vậy cũng không ít dự án tiền điện tử hoạt động không khác gì mô hình Ponzi. Ban đầu khi mới phát hành, giá coin / token bị bơm thổi mạnh, khiến nhiều nhà đầu tư mua vào. Tuy nhiên không lâu sau đó, giá của chúng lại giảm không phanh. Thậm chí có dự án tiền điện tử còn chết yểu vì không có định hướng phát triển rõ ràng, đội ngũ đứng sau hầu như ẩn danh. Họ có thể biến mất không dấu vết cùng số tiền của nhà đầu tư.
Kết luận
Mô hình Ponzi là gì? Hình thức lừa đảo theo mô hình tam giác Ponzi đã xuất hiện khá lâu nhưng đến nay nó vẫn tồn tại. Chính lòng tham cộng với sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhà đầu tư. Hy vọng phần phân tích chia sẻ của Coindientu.com trên đây, bạn đã biết thêm về một mô hình lừa đảo đầy tinh vi và biết cách tránh xa nó!
Mã ID: m456